Mở công ty 100% vốn để phân phối hàng hóa, được hay không?

  • Bài viết
  • 28 tháng 5, 2012
  • 582 lượt xem
  • 0 bình luận
Hỏi: Tôi muốn mở công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối hàng hoá, xin quý công ty tư vấn cho chúng tôi, xin cảm ơn! (Park Chun - HQ)

 

Theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2005 các hình thức đầu tư gồm có:

1. Các hình thức đầu tư trực tiếp


  • Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

  • Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.

  • Đầu tư phát triển kinh doanh.

  • Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

  • Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

  • Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.


2. Các hình thức đầu tư gián tiếp:


  • Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

  • Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;

  • Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.


Như vậy, việc đầu tư của anh thuộc hình thức đầu tư trực tiếp. Do đó, anh hoàn toàn có thể thành lập công ty tại Việt Nam.

3. Về điều kiện thành lập

Tuy nhiên hiện nay chỉ đượcthành lập được công ty liên doanh trong giai đoạn này; (Theo quyết định số 10/2007/QĐ-BTM của Bộ thương mại)


4. Về thủ tục pháp lý

Theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và theo Nghị định số 108 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thủ tục đăng ký đầu tư:

Theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư, thì những dự án có vốn đầu tư nước ngoài dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì  làm thủ tục đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:


  • Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);

  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh (theo mẫu của nhà nước quy định)


Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không được yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ nào khác.

Trên cơ sở các thông tin nêu trên, hi vọng rằng, bạn sẽ có quyết định phù hợp để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

  • TAG :