Nhãn hiệu dịch vụ là gì?

Nhãn hiệu dịch vụ là gì?

Quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam về các loại nhãn hiệu

Trong thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu của các nước và quốc tế, nhãn hiệu thường được chia thành các loại khác nhau dựa trên các căn cứ phân loại khác nhau và tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại. Những loại nhãn hiệu phổ biến nhất được quy định trong pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam là nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng. Pháp luật Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam quy định về các loại nhãn hiệu này có những điểm giống và khác nhau khá cơ bản.

Nhãn hiệu dịch vụ là gì?

Tất cả các văn bản pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam phân tích ở đây đều có sự phân biệt giống nhau giữa nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) và nhãn hiệu dịch vụ (NHDV). Sự phân biệt giữa hai loại nhãn hiệu này chỉ ở chỗ NHHH là những dấu hiệu phân biệt được gắn lên các sản phẩm là hàng hóa; còn các NHDV là những dấu hiệu phân biệt dành cho các sản phẩm dịch vụ, tức là các sản phẩm vô hình do một người hay một doanh nghiệp thực hiện để phục vụ một hay nhiều người hay doanh nghiệp khác. Ngoài sự khác biệt này, NHHH và NHDV cơ bản trùng nhau về bản chất. Bởi vì NHDV cũng mang đầy đủ chức năng biểu hiện nguồn gốc và phân biệt đối với dịch vụ giống như các chức năng tương tự của NHHH đối với hàng hóa. Trong pháp luật của cả ba quốc gia, NHDV được đăng ký, gia hạn và hủy bỏ theo cùng một cách như NHHH và được chuyển giao hoặc cấp phép sử dụng theo cùng những điều kiện như NHHH. Vì thế, các quy định điều chỉnh NHHH ở các nước cũng được áp dụng, về nguyên tắc, giống hệt của NHDV.

  • TAG :