Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa trong Luật pháp Hoa kỳ

Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa trong Luật pháp Hoa kỳ

Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa trong Luật pháp Hoa kỳ

Các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu của Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi Đạo luật Lanham (Lanham Act) Luật về Nhãn hiệu ban hành năm 1946 và được sửa đổi nhiều lần trong quá trình áp dụng (lần sửa đổi gần đây nhất là ngày 7/10/2016)

. Trong Luật này có hai quy phạm liên quan đến định nghĩa về nhãn hiệu có phần nào đó khác nhau. Phần định nghĩa Luật này quy định: “Thuật ngữ nhãn hiệu bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng, hay hình vẽ, hoặc sự kết hợp giữa chúng mà - (1) được sử dụng bởi một người, hoặc (2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại luật này - để xác định và phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với những hàng hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa thậm chí khi mà không xác định được nguồn gốc đó”.

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, các yếu tố được công nhận trong khái niệm nhãn hiệu chỉ bao gồm những yếu tố truyền thống như tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hay sự kết hợp giữa chúng mà thôi. Các yếu tố mới không mang tính chất truyền thống nhưng vẫn có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau như âm thanh, hay mùi, dường như chưa được bao trùm trong định nghĩa này. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển mạnh mẽ và đa dạng của nền kinh tế, Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và cho đăng ký các nhãn hiệu chứa đựng các yếu tố mới này. Thực tiễn này diễn ra là nhờ việc giải thích một điều khoản có tính mở trong Điều 2 Luật Nhãn hiệu năm 1946 của Hoa Kỳ. Điều luật này quy định: “Không có nhãn hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với những hàng hóa của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào sổ đăng ký…”. Theo tinh thần của điều khoản này, bất kỳ dấu hiệu nào, không phân biệt định hình hay không định hình nếu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp thì đều có thể được coi là nhãn hiệu, miễn là nó có khả năng phân biệt hàng hóa của người này với hàng hóa cùng loại của người khác.

  • TAG :