Xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

Xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú


* Tên Cơ quan xét tặng: Vụ Thi đua Khen thưởng – Bộ Công Thương

* Tên thủ tục hành chính: Xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đối với tổ chức

*  Trình tự thực hiện                                                        

- Người đứng đầu đơn vị sản xuất kinh doanh tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng thuộc đơn vị và có tờ trình đề nghị gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị hoạt động. Người sản xuất riêng lẻ trực tiếp làm hồ sơ và tờ trình gửi lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, làm việc;

- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét chọn, lập Danh sách đề nghị xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và gửi hồ sơ lên Hội đồng cấp Nhà nước.

- Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi tới qua Bộ Công Thương. Bộ phận giúp việc Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định) có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

- Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành để xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành căn cứ tiêu chuẩn của Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để xem xét, đánh giá từng nghệ nhân và lập danh sách đề nghị tặng danh hiệu Nghệ nhân để trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân xem xét.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành và đối chiếu với tiêu chuẩn của danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú sẽ xem xét, đánh giá để bỏ phiếu tín nhiệm, lập biên bản xét tặng theo từng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và tổng hợp kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, làm danh sách nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương) xem xét, đề nghị Nhà nước công nhận.

- Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thông báo kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trên phương tiện thông tin đại chúng

* Hồ sơ                                                                               

- Hồ sơ của Hội đồng cấp đơn vị

+ Hồ sơ cá nhân: (mỗi loại 7 bản);

+ Bản tóm tắt thành tích cá nhân (có dán ảnh và xác nhận của đơn vị hoặc chính quyền địa phương) (Biểu 1);

+ Các văn bản chứng nhận giải thưởng trong nước và quốc tế (bản sao hợp lệ);

+ Bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã về chấp hành đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước của cá nhân nơi đang cư trú;

+ Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 2a): 7 bản;

+ Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 3a): 7 bản;

+ Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (Biểu 3b): 7 bản;

+ Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (Biểu 4): 7 bản;

+ Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (Biểu 5a): 7 bản;

+ Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (Biểu 5b): 7 bản;

+ Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 3 bản.

- Hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 6 bản;

+ Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 2b): 6 bản;

+ Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (biểu 3a): 6 bản;

+ Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (Biểu 3b): 6 bản;

+ Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (Biểu 4): 6 bản;

+ Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (Biểu 5a): 6 bản;

+ Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (Biểu 5b): 6 bản;

+ Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 3 bản.

- Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ở cấp Nhà nước, gồm:

+ Công văn đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 5 bản;

+ Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 5 bản;

+ Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân: 5 bản;

+ Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú: 5 bản;

+ Biên bản bỏ phiếu tín nhiệm (kèm theo phiếu bầu): 5 bản;

+ Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 1 bản;

+ Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 1 bản;

+ Hồ sơ cá nhân các nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 5 bản

Thời hạn giải quyết:

- Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9 bắt đầu từ năm 2007.

- Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ở cấp đơn vị được hoàn thành và gửi hồ sơ trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm đề nghị.

- Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hoàn thành và gửi hồ sơ trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị.

- Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tại Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành và Hội đồng cấp Nhà nước được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 3 năm đề nghị.

- Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thông báo kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trên phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 10 tháng 5 của năm đề nghị và trình Thủ tướng Chính phủ kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chậm nhất vào cuối tháng 5 của năm đề nghị.

* Giá dịch vụ: Liên hệ mail: giayphep@bacvietluat.vn để nhận báo giá.
  • TAG :