1. Tại sao phải lập dự án đầu tư?
Hầu hết các dự án đầu tư đều phải lập dự án đầu tư hay nghiên cứu khả thi (FS). Việc lập dự án đầu tư giúp cho chủ đầu tư đánh giá hết các khía cạnh của dự án như: tính hiệu quả, tính khả thi và phương án thiết kế của dự án.
2. Nội dung cơ bản của hồ sơ dự án
• Thuyết minh dự án
- - Sự cần thiết đầu tư (phân tích thị trường)
- - Xác định quy mô công suất, nguyên liệu, sản phẩm
- - Phân tích địa điểm
- - Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, tái định cư (nếu có)
- - Lựa chọn công nghệ sản xuất
- - Giải pháp thực hiện dự án
- - Đánh giá tác động môi trường
- - Phương án phòng chống cháy nổ
- - Xác định tổng mức đầu tư
- - Phân tích hiệu quả kinh tế
• Thuyết minh thiết kế cơ sở
• Bản vẽ thiết kế cơ sở
• Hồ sơ thiết kế phương án phòng chống cháy nổ
3. Đâu là giải pháp?
SIC có thể tư vấn lập dự án đầu tư hay nghiên cứu khả thi (FS), đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, lập phương án thiết kế, giúp chủ đầu tư ra quyết định đầu tư chính xác, hiệu quả. Việc lập dự án đầu tư sử dụng các công cụ phân tích như sau:
• Mô hình phân tích thị trường
• Phân tích lựa chọn công nghệ dựa trên bản quyền công nghệ (nếu có)
• Mô hình phân tích kinh tế dự án
4. Thời gian hoàn thành
Thời gian thực hiện lập báo cáo đầu tư từ 8 tuần đến 20 tuần, tùy theo quy mô dự án và phạm vi công việc mà chủ đầu tư yêu cầu.
5. Các bước thực hiện
• Bước 1: nhận dạng yêu cầu của chủ đầu tư, phạm vi công việc
• Bước 2: Luật Bắc Việt đề xuất phương án thực hiện
• Bước 3: Hai bên (chủ đầu tư và Luật Bắc Việt) thống nhất phương án triển khai; tiến hành ký kết hợp đồng
• Bước 4: Thực hiện hợp đồng
• Bước 5: Nghiệm thu và thanh quyết toán hợp đồng