Giấy phép nhập khẩu thiết bị thu – phát sóng vô tuyến điện

Giấy phép nhập khẩu thiết bị thu – phát sóng vô tuyến điện
Thiết bị vô tuyến điện ngày nay là một trong những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tư liệu tiêu dùng cho dân chúng.Các thiết bị phát, thu sóng vô tuyến điện rất nhiều chủng loại, Luật sư là chuyên gia trong lĩnh vực xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa, nếu bạn đang vướng mắc thủ tục đừng ngần ngại liên hệ tới đường dây nóng của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí.
Bộ đàm nhập khẩu

Luật sư chuyên xin giấy phép nhập khẩu các mặt hàng vô tuyến điện

 

 

1.Các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện được nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau

 

 

a) Phù hợp với công nghệ, mạng lưới viễn thông Việt Nam và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng phát xạ, an toàn bức xạ, an toàn tương thích điện từ trường của thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc công bố bắt buộc áp dụng; phù hợp với vị trí lắp đặt thiết bị và các quy định về quản lý viễn thông;

 

 

b) Phù hợp với Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Quốc gia được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quy định về quy hoạch tần số vô tuyến điện liên quan. Những thiết bị không đáp ứng các yêu cầu trên, được nhập khẩu phục vụ cho các mục đích đặc biệt thì thực hiện theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông;

 

 

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện

 

 

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu (theo mẫu

 

b) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp gửi qua đường bưu chính) hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (đối với trường hợp nộp trực tiếp) giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Quyết định/giấy phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư, hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu,…) ;

 

c) Bản sao giấy chứng nhận hợp quy; Tài liệu kỹ thuật của thiết bị;

 

d) Bản sao chứng thực sao y bản chính của người nhập khẩu hợp đồng hoặc chứng từ, vận đơn thể hiện tên, ký hiệu, số lượng hàng hóa nhập khẩu. Số lượng hồ sơ: (01) bộ

 

 

3. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

 

 

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu có thể gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại:

 

Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông Tòa nhà ICTQC;

 

4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

 

 

Ngay khi tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan cấp giấy phép hoặc trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép nhận được hồ sơ qua đường bưu chính, Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và cấp (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc gửi giấy biên nhận nộp hồ sơ đến địa chỉ thư điện tử (e-mail) của người nhập khẩu và thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chưa đúng quy định.

 

 

Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, nếu người nhập khẩu không thực hiện yêu cầu bổ sung, sửa đổi thì cơ quan cấp giấy phép ra thông báo từ chối cấp giấy phép.

 

 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sẽ cấp giấy phép nhập khẩu hoặc từ chối chấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu thông báo bằng văn bản cho người nhập khẩu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

 

  • TAG :