Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi Mẫu D
* Tên Cơ quan tiếp nhân: Vụ Xuất nhập khẩu -
Bộ Công Thương
* Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
(C/O) ưu đãi Mẫu D đối với tổ chức, cá nhân
* Trình tự thực hiện
Bước 1: Thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là PQLXNK);
Bước 2: Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại PQLXNK;
Bước 3: PQLXNK kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo ngay cho thương nhân về một trong trường hợp sau:
1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);
3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
4. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện một trong những trường hợp sau:
a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân;
b) Hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng như quy định tại Điều 9;
c) Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ từ lần cấp C/O trước đó;
d) Người đề nghị cấp C/O có gian lận về xuất xứ từ lần cấp C/O trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong;
đ) Người đề nghị cấp C/O không cung cấp đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định để chứng minh xuất xứ hàng hóa khi Tổ chức cấp C/O tiến hành hậu kiểm xuất xứ hàng hóa;
e) Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
g) Mẫu C/O được khai bằng mực màu đỏ, viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực khác nhau;
h) Có căn cứ hợp pháp, rõ ràng chứng minh hàng hoá không có xuất xứ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: cán bộ PQLXNK kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.
Bước 5: người có thẩm quyền của PQLXNK ký cấp C/O.
Bước 6: cán bộ PQLXNK đóng dấu, vào sổ và trả C/O cho thương nhân.
*Hệ thống cấp C/O qua mạng (eCOSys)
Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ thống
eCOSys cho thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để đối chiếu trước khi cấp C/O.
* Hồ sơ
1. Hồ sơ đăng ký thương nhân gồm:
- (a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân;
- (b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
- (c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
- (d) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân.
2. Hồ sơ đề nghị cấp C/O
1. Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp bộ hồ sơ chi tiết nêu tại khoản 2 của Điều này, hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục 3);
b) Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
d)
Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có;
e) Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể).
Trong trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.
2. Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu, hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu, ngoài các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân:
a) Quy trình sản xuất ra hàng hoá;
b) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
c) Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
d) Xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa (trong trường hợp sử dụng nguyên liệu, hàng hóa mua trong nước trong quá trình sản xuất) trong trường hợp không có những chứng từ nêu tại điểm c khoản 2 điều này;
đ) Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
e) Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
3. Mã HS của hàng hóa khai trên C/O là mã HS của nước nhập khẩu. Trường hợp mã HS nước nhập khẩu khác với mã HS nước xuất khẩu, thương nhân cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.
4. Những tài liệu, chứng từ nêu tại khoản 2 điều này có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho tổ chức cấp C/O. Sau thời hạn này, thương nhân phải nộp lại hồ sơ chi tiết nêu tại khoản 2 điều này để cập nhật những thông tin mới về quy trình sản xuất, nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và các thông tin khác.
5. Thương nhân phải lưu trữ tài liệu, chứng từ của từng lô hàng xuất khẩu nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp C/O để xuất trình cho Tổ chức cấp C/O khi Tổ chức này hậu kiểm xuất xứ của những lô hàng đã được cấp C/O.
6. Trường hợp thương nhân có xuất khẩu thêm mặt hàng mới mà chưa nộp hồ sơ chi tiết, thương nhân phải nộp bổ sung hồ sơ chi tiết như quy định tại khoản 2 điều này cho mặt hàng này.
7. Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này để đối chiếu trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O trên văn bản yêu cầu đó.
8. Tổ chức cấp C/O cũng có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao
* Thời hạn giải quyết
1. Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, C/O được cấp trong thời hạn sau:
- Không quá 2 ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu qua đường hàng không;
- Không quá 2 ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu bằng các phương tiện khác;
- Đối với trường hợp thương nhân nộp hồ sơ qua bưu điện, thời gian cấp C/O là 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận ghi trên bì thư.
2. Trường hợp thương nhân vi phạm về xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày xử lý vi phạm, Tổ chức cấp C/O niêm yết công khai tên thương nhân đó tại nơi cấp. Thời gian cấp C/O cho những thương nhân này là 7 ngày kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Sau 6 tháng kể từ ngày xử lý vi phạm, nếu thương nhân không có hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa, Tổ chức cấp C/O sẽ xem xét và xóa tên thương nhân khỏi danh sách vi phạm. Thương nhân được xóa tên khỏi danh sách vi phạm sẽ được áp dụng thời gian cấp C/O quy định tại khoản 1 điều này.
3. Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Khi lập đoàn kiểm tra tại nơi sản xuất của thương nhân, Tổ chức cấp C/O phải có công văn gửi thương nhân đề nghị kiểm tra và gửi một bản sao cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất nhập khẩu) biết. Cán bộ kiểm tra của Tổ chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu từ chối ký, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối đó và ký xác nhận vào biên bản.
Thời hạn xử lý việc cấp C/O đối với trường hợp này không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.
*
Giá dịch vụ: Liên hệ mail:
giayphep@bacvietluat.vn để nhận báo giá.