Sửa đổi đơn/văn bằng bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)

Sửa đổi đơn/văn bằng bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT):
Chúng tôi có thể thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến sửa đổi đơn/văn bằng bảo hộ của mình tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT). Việc sửa đổi được thực hiện thông qua thủ tục sửa đổi và được Cục SHTT ghi nhận.
Các đơn hoặc văn bằng bảo hộ đối tượng quyền SHTT có thể được xem xét sửa đổi bao gồm: nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, bản quyển và các đối tượng khác thuộc quyền SHTT.
Lưy ý: Việc sửa đổi có thể được thực hiện ở giai đoạn thẩm định hoặc đã được cấp văn bằng, tuy nhiên việc sửa đổi không được mở rộng phạm vi bảo hộ của đơn/văn bằng ban đầu.
Thủ tục sửa đổi: khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi mẫu Giấy uỷ quyền (download >>), bản sao các đơn/văn bằng bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện thủ tục sửa đổi tại Cục SHTT trong thời gian nhanh nhất.
Chuyển giao quyền SHTT:
Chúng tôi đại diện cho khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến việc chuyển giao các đối tượng quyền SHTT, cụ thể gồm:
- Tư vấn chuyển giao các đối tượng SHTT;
- Đại diện đàm phán nội dung chuyển giao và soạn thảo Hợp đồng chuyển giao;
- Soạn thảo hồ sơ chuyển giao;
- Nộp hồ sơ đăng ký chuyển giao tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT).
Tìm hiểu thêm:
1. Ai là người được quyền chuyển giao quyền SHTT?
2. Tại sao cần chuyển giao quyền?
3. Đối tượng được chuyển giao quyền
4. Chuyển giao quyền là gì?
5. Hợp đồng chuyển giao quyền
6. Đăng ký hợp đồng chuyển giao
7. Nhượng quyền thương mại

1. Ai là người được quyền chuyển giao quyền SHTT?
Tổ chức cá nhân có quyền chuyển giao quyền SHTT cho chủ thể khác, có thể thuộc các trường hợp sau đây:
- Tác giả đối tượng quyền SHTT;
- Chủ sở hữu quyền SHTT;
- Người nắm một phần độc quyền đối với các đối tượng SHTT;
- Người nắm một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng quyền SHTT.
Việc chuyển giao các đối tượng quyền SHTT có thể được thực hiện thông qua hợp đồng, di chúc, thừa kế hoặc theo quy định của pháp luật (trường hợp bắt buộc chuyển giao).
2. Tại sao cần phải chuyển giao quyền?
- Bản chất của quyền SHTT là quyền tài sản và có thể coi là một loại tài sản đặc biệt, cần phải được chuyển giao cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng, khai thác để phát huy những thế mạnh của loại tài sản này.
- Quyền SHTT đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đang dịch chuyển sang một nền kinh tế tri thức;
- Là một trong những cách thích hợp nhất và nhanh nhất để đạt được mục đích dưới góc độ kinh tế và trong nhiều trường hợp là cách thức duy nhất để tiếp cận với công nghệ và thị trường.
3. Đối tượng được chuyển giao quyền
Các đối tượng có thể được chuyển giao quyền SHTT bao gồm:
- Quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá;
- Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp;
- Quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Quyền tác giả, quyền liên quan;
- Quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
- Quyền đối với bí mật kinh doanh;
- Quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy, các đối tượng quyền SHTT hầu hết được chuyển giao, trừ quyền đối với chỉ dẫn địa lý và quyền sử dụng tên thương mại (trừ trường hợp cùng cơ sở kinh doanh).
4. Chuyển giao quyền là gì?
Chuyển giao quyền là việc chủ thể có quyền đối với các đối tượng SHTT chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền này cho chủ thể khác.
Các dạng chuyển giao quyền gồm:
- Chuyển nhượng quyền SHTT: là việc chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu đối tượng SHTT sang sở hữu của bên nhận;
- Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHTT: là việc chuyển giao một phần hay toàn bộ quyền sử dụng đối tượng SHTT cho bên nhận. Chuyển giao quyền sử dụng có hai dạng: (i) Chuyển giao độc quyền là bên chuyển giao không được phép chuyển giao cho bên thứ ba, và (ii) Chuyển giao không độc quyền là bên chuyển giao được phép chuyển tiếp cho bên thứ ba. Ngoài ra, tuỳ vào sự thoả thuận của các bên, bên nhận chuyển giao có thể được phép chuyển giao cho bên thứ ba (chuyển giao thứ cấp).
5. Hợp đồng chuyển giao quyền
Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT gồm hai loại:
- Hơp đồng chuyển nhượng quyền SHTT: là hợp đồng theo đó chủ sở hữu đối tượng SHTT chuyển giao toàn bộ quyền của mình cho bên nhận.
- Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT là hợp đồng theo đó chủ sở hữu đối tượng SHTT cho phép chủ thể khác sử dụng đối tượng SHTT thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình cho bên nhận.
Hợp đồng chuyển giao đối tượng SHTT phải được lập thành văn bản và phải đăng ký tại Cục SHTT mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba (trừ hợp đồng chuyển giao quyền tác giả và quyền liên quan).
6. Đăng ký hợp đồng chuyển giao
- Đối với Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí và chỉ dẫn địa lý, cần phải được đăng ký tại Cục SHTT mới có hiệu lực pháp lý;
- Đối với Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng trên có hiệu lực theo sự thoả thuận của các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với Bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục SHTT.
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển giao;
- Giấy uỷ quyền (download mẫu);
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển giao;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ (đối với các đối tượng SHCN);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (trường hợp thuộc sở hữu chung);
- Chứng từ nộp lệ phí.
7. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
 
  • TAG :

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật