Sức mạnh của thương hiệu

Sức mạnh của thương hiệu

Kim T.Gordon là một trong những chuyên gia hàng đầu về thành công doanh nghiệp. Là một chuyên gia marketing, một người dẫn chương trình đa tài trong suốt 26 năm qua, bà đã giúp hàng triệu doanh nghiệp nhỏ có được sự thành công rực rỡ trong kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực khác.

 

 Chiến dịch marketing tiên phong rộng khắp của công ty bà bằng điện thoại vào năm 1991 đã giúp bà tiếp tục trở thành một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu trong giới doanh nghiệp. Mục tiêu tiếp theo của bà là đưa ra các chiến lược marketing thực tế, giúp các doanh nghiệp tăng doanh số đồng thời phát triển kinh doanh. Dưới đây là một trong những phương pháp xây dựng và phát triển thương hiệu do Kim T.Gordon giới thiệu được trích lược từ một trong các bài viết của bà.

Tạo ra một hình ảnh cũng như thương hiệu có ý nghĩa cho công ty là một trong những vấn đề quan trọng để gây ấn tượng cho khách hàng. Hầu hết mọi người đều hiểu rằng một thương hiệu có ấn tượng mang lại thành công đến hơn một nửa cho chính công ty đó. Vấn đề là đối với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, việc tạo ra thương hiệu là một quá trình khó khăn. Chúng ta hãy làm từng bước để tạo ra được một thương hiệu có ý nghĩa và thành công:

1. Chọn thương hiệu độc đáo Bước đầu tiên, bạn phải đưa ra được một loạt câu hỏi cơ bản như: chúng ta sẽ làm gì để có lợi nhuận từ khách hàng? Mục tiêu cuối cùng của công ty là gì? Làm cách nào để có thể tạo ra được sự độc đáo cho công ty mình?
Tính sáng tạo của sản phẩm hay dịch vụ là một trong những vấn đề khá khó khăn của một chiến lược tạo ra thương hiệu có hiệu quả cao, vì vậy thương hiệu độc đáo sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với khách hàng. Nhưng tạo ra thương hiệu độc đáo không thôi chưa đủ, bạn phải xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ giữa thương hiệu và khách hàng dựa trên sản phẩm công ty bạn đưa ra. Và điều quan trọng nhất có lẽ là giá trị thực – giá trị thực tạo ra niềm tin và sự uy tín cho khách hàng, những người sẽ lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn - thậm chí đôi khi một số dịch vụ khác rẻ hơn giá dịch vụ của bạn.

2. Chú trọng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có hướng đi khác biệt Làm sao bạn có thể phân biệt được chính mình với các đối thủ khác. Một ý kiến rất hay cho bạn ở đây là tiến hành phân tích và thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh. Điều đó không quá phức tạp và khó khăn như bạn nghĩ. Hãy thu thập tất cả các biện pháp marketing của các đối thủ chính, trong đó bao gồm quảng cáo và phát tờ rơi. Hãy phân tích những thông tin đó một cách cẩn thận và tìm ra điểm chính về nghệ thuật bán hàng và những “lời hứa” mà họ đưa ra. Trên thực tế thì bạn sẽ thấy được rất nhiều hình thức marketing giống nhau trên thị trường và việc tạo ra được nét khác biệt với các đối thủ cạnh tranh không dễ dàng chút nào. Vì thế, bạn cần phải xác định cái để phân biệt công ty bạn so với những công ty, sản phẩm hay dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh khác là gì, hay nói một cách khác, “điểm nổi bật” trong sản phẩm hay dịch vụ công ty bạn sẽ là gì?
Chúng ta hãy xem một ví dụ về quảng cáo sản phẩm: “nước sốt cà chua nấm chậm”. Quảng cáo cho sản phẩm này đã thành công trong nhiều năm và được coi như một khẩu hiệu về món “nước sốt cà chua nấm” của Heinz. Khẩu hiệu này đã tạo cho khách hàng sự tò mò muốn tìm hiểu xem “chậm” ở đây là gì. Và đúng như vậy, nước sốt cà chua nấm của Heinz được đổ ra rất từ từ vì nó đặc, giàu chất dinh dưỡng và ngon hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác.

3. Đưa chất lượng lên hàng đầu Nếu những “lời hứa” của công ty, mặc dù hấp dẫn đối với khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty, nhưng các nhân viên bán hàng lại không đáp ứng một cách nhanh chóng những yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng thì nhãn hiệu cũng như thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu. Thành công trong kinh doanh đòi hỏi nỗ lực của tất cả mọi người, ở tất cả các khâu. Hãy chú trọng đến chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của bạn, giá cả và khả năng phục vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Nếu công ty của bạn có website, hãy “chăm sóc” nó chu đáo, vì thông thường, trang web chính là nhãn hiệu và thương hiệu của công ty bạn. Tất cả những gì khách hàng chứng kiến ở đây - từ việc thiết kế trang web đến chiều sâu của sản phẩm hay dịch vụ–sẽ có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến nhãn hiệu cũng như thương hiệu của công ty bạn.

Để có được một nhãn hiệu thành công đã là khó, nhưng bảo vệ nó thì còn khó hơn, vì thế, hãy theo đuổi hết mình vì nhãn hiệu và thương hiệu mà bạn đã dày công xây dựng và vun đắp.

(Theo Entrepreneur)

 

 

(Theo BWPORTAL)

  • TAG :

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật