Pháp luật về thương mại, doanh nghiệp

Pháp luật về thương mại, doanh nghiệp
A. Pháp luật về thương mại:

Pháp luật về thương mại được quy định cụ thể trong Luật thương mại ngày 10/5/1997 của Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

1. Môi giới thương mại

(Từ Điều 93 đến Điều 98)

- Người môi giới thương mại: Người môi giới thương mại là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

- Hợp đồng môi giới: Trung gian môi giới thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng; Hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản với các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ của các bên; Nội dung cụ thể về việc môi giới; Mức thù lao; Thời hạn hiệu lực của hợp đồng môi giới.

- Nghĩa vụ của người môi giới: Người môi giới thương mại có những nghĩa vụ sau đây:
Thực hiện việc môi giới trung thực; Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho người được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới; Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của người được môi giới; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên được môi giới; Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ. Việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới: Người môi giới không được tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của người được môi giới.

- Quyền hưởng thù lao: Quyền hưởng thù lao của người môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng.

- Thanh toán chi phí liên quan đến việc môi giới. Người môi giới có quyền yêu cầu người được môi giới thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả cho các bên được môi giới.

2. Đấu giá hàng hoá

(Điều 139, 140): Kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá: Thương nhân là pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được phép kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá. Đấu giá hàng hoá: Việc thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và Quy chế bán đấu giá hàng hoá do Chính phủ quy định.

3. Quảng cáo thương mại

(Từ Điều 186 đến Điều 197)

- Quảng cáo thương mại: Là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại.

- Quyền quảng cáo thương mại: Thương nhân có quyền quảng cáo về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ của mình hợp đồng thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.

- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại: Là hoạt động thương mại của thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho các thương nhân khác; Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có yêu cầu kinh doanh dịch vụ quảng cáo thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chính phủ quy định các điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại.

- Sản phẩm quảng cáo thương mại: Gồm những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, chữ viết, biểu tượng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại.

- Phương tiện quảng cáo thương mại: Là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại.

Phương tiện quảng cáo thương mại gồm:
1- Các phương tiện thông tin đại chúng;
2- Các phương tiện truyền tin;
3- Các loại ấn phẩm;
4- Các loại bảng, biển, pa-nô, áp phích;
5- Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.

- Bảo hộ sản phẩm quảng cáo thương mại và hoạt động quảng cáo thương mại hợp pháp: Thương nhân có quyền đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm quảng cáo thương mại do mình sáng tạo ra theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; Nhà nước bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi đối với các thương nhân hoạt động quảng cáo thương mại hợp pháp.

- Các quảng cáo thương mại bị cấm: Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh quảng cáo; Quảng cáo sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép kinh doanh trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo; Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân và các thương nhân khác; Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật; Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác bắt chước sản phẩm quảng cáo của một thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng; Quảng cáo sai với sự thật của hàng hoá, dịch vụ về một trong các nội dung sau: quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành.

- Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại: Việc sử dụng các phương tiện quảng cáo thương mại quy định tại Điều 190 của Luật này phải tuân thủ các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Trong sử dụng các phương tiện quảng cáo thương mại phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Tuân thủ quy hoạch về quảng cáo; không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; b) Đúng với mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.

Quảng cáo thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam được quảng cáo về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phù hợp với các quy định của Luật này;

Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam phải thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại: Việc thuê dịch vụ quảng cáo thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản với những nội dung chủ yếu sau đây:
a/ Tên, địa chỉ các bên ký kết hợp đồng;
b/ Sản phẩm quảng cáo thương mại;
c/ Phương thức, phương tiện quảng cáo thương mại;
d/ Thời gian, phạm vi quảng cáo thương mại;
e/ Phí dịch vụ, các chi phí khác có liên quan.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên thuê quảng cáo thương mại: Lựa chọn hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời hạn quảng cáo thương mại; Cung cấp thông tin trung thực, chính xác về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Trả phí dịch vụ quảng cáo theo thoả thuận trong hợp đồng.

- Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ quảng cáo thương mại: Ký kết hợp đồng với bên thuê quảng cáo thương mại phù hợp với GCN đăng ký kinh doanh giấy phép sử dụng phương tiện quảng cáo; Yêu cầu bên thuê quảng cáo thương mại cung cấp thông tin quảng cáo trung thực, chính xác và theo đúng thời hạn của hợp đồng; Thực hiện dịch vụ quảng cáo thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng; Được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu và các sản phẩm quảng cáo thương mại cần thiết cho hoạt động dịch vụ quảng cáo của mình theo quy định của pháp luật; Nhận phí dịch vụ quảng cáo theo thoả thuận trong hợp đồng.

4. Giải quyết tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại: Là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại.

- Hình thức giải quyết tranh chấp: trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng hoà giải không đạt kết quả thì được giải quyết tại Trọng tài Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án mà các bên lựa chọn.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài. Đối với các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài, nếu các bên không có thoả thuận phù hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết tham gia không có quy định thì tranh chấp được giải quyết tại Toà án Việt Nam.

B. Pháp luật về doanh nghiệp

Để tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005. Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.

Luật Doanh nghiệp có 10 chương với 172 điều, quy định về các nội dung chính gồm: thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; nhóm công ty; tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản, nhất là với các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Cụ thể là:
+ Quy định về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh: (Từ Điều 13 đến Điều 37):

- Tại Khoản 1 Điều 13 Luật này có quy định: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Và tại khoản 1 Điều 15 có nêu người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

- Tại Điều 20 quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Tại Điều 24 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm:
a- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
b- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này;
c- Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
d- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
đ- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định.

- Tại Khoản 1 Điều 26 của Luật này quy định về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể là: Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi.


Tin tức liên quan :

Pháp luật về đầu tư , xây dựng

Pháp luật về nhà ở

Đạo đức nghề nghiệp trong môi giới bất động sản

Quy định về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh BĐS

Pháp luật về đất đai – Một số quy định chung
  • TAG :

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật