Đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bước chân vào thị trường. Tại Việt Nam, nhãn hiệu được xác lập quyền theo nguyên tắc “Fisrt to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Theo đó, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng.
Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:
- Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.
- Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
- Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11-2022 để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
- Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.
Mẫu nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.
- Trường hợp nhãn hiệu đăng ký có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng cần thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký như: chứng minh quan hệ công ty mẹ con, góp vốn, điều lệ tổ chức (01 bản).
Giấy uỷ quyền
- Giấy ủy quyền nộp đơn: 01 bản (nếu nộp qua Tổ chức Đại diện).
Phí, lệ phí
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản).
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng
- Khi đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt sau cần có tài liệu chứng minh quyền sử dụng: Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác.
- Số lượng: 01 bản.
Các tài liệu khác
Khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần có các tài liệu như sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Trình tự tiếp nhận và giải quyết: - Thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung đơn: 08 - 12 tháng kể từ ngày công bố.
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai (theo mẫu)
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký
- Giấy phép kinh doanh (nếu chủ thể đăng ký là doanh nghiệp)
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp thông qua đại diện)
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (đói với Người nộp đơn là người nước ngoài – nếu có)
- Chứng từ nộp lệ phí.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ
Thời hạn giải quyết: 15 - 18 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Dịch vụ của công ty Luật Bắc Việt:
- Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phạm vị bảo hộ, phân nhóm;
- Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn về các vấn đề khác có liên quan như: vấn đề chủ sở hữu, vấn đề cho phép sử dụng nhãn hiệu, bảo vệ nhãn hiệu….
- Tư vấn các vấn đề sau khi được cấp văn bằng bảo hộ: thủ tục gia hạn, các vấn đề liên quan đến thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu…