Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam cũng như Luật Hôn nhân gia đình của nhiều quốc gia đều có những điều khoản rất rõ ràng quy định về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, trên thực tế những tranh chấp về quyền nuôi con cũng gay gắt không kém những tranh chấp về việc phân chia tài sản khi ly hôn. Hầu hết các đương sự đều nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư để bảo vệ
quyền nuôi con cho mình.
ly-hon
Về nguyên tắc, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ky hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và tuân theo nguyên tắc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi dưỡng).Nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.
Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định trong tất cả các trường hợp sau khi
ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc và được quyền thăm nom con mà không ai có thể cản trở quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người kia.
Các dịch vụ Luật Bắc Việt cung cấp:
- Tư vấn cho Khách hàng về
quyền nuôi con sau ly hôn;
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến các tranh chấp về
quyền nuôi con;
- Các yêu cầu, thủ tục khác về Ly hôn theo yêu cầu của Khách hàng.