Suy nghĩ sai lầm


Điều trên hẳn là ai cũng thấy rõ, chắc không có gì phải tranh luận. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, dường như đã có sự lầm lẫn giữa 2 khái niệm đang bàn. Người ta có khuynh hướng thích phô trương quảng bá “nhãn hiệu



của mình mà không hoặc ít nghĩ tới mình đã có “thương hiệu” hay chưa. Khi in danh thiếp, người ta tranh thủ giới thiệu các “nhãn hiệu” đã đành, rất không cần thiết, thậm chí là… lố khi trong các văn bản giấy tờ mang tính hành chính cũng lạm dụng “nhãn hiệu”. Ký một công văn, quyết định để ban hành, thông báo hoặc liên hệ, đề nghị nội dung gì đó, rất nhiều khi bên cạnh tên người ký, đã có các “nhãn hiệu” như đã kể trên. Có khi là một quyết định tăng lương, đề bạt cán bộ, thuyên chuyển côngc, thậm chí là cho về hưu, người quản lý cấp trên đã đề thêm mấy chữ GS, TS bên cạnh tên mình. Thật chẳng có ý nghĩa gì với một văn bản chỉ thuần tuý mang tính hành chính. Xin nhớ rằng các vị lãnh đạo cao cấp Đảng, Nhà nước, Quốc hội ta đều có các “nhãn hiệu” cả, nhưng bên cạnh chữ ký trong các văn bản hành chính, không bao giờ đề thêm bất cứ “nhãn hiệu” nào. Đó là sự chuẩn xác cần thiết.


Trong các hội nghị, hội thảo khoa học rất cần phải giới thiệu rõ “nhãn hiệu” của các thành phần tham dự, nhất là những học hàm, học vị cao. Bởi tính thuyết phục của cuộc đó mà cần phải như vậy. Sẽ giảm sút chất lượng, giá trị khoa học nếu những hội nghị, hội thảo như thế lại thiếu những vị giáo sư, tiến sĩ, nhất là những vị thuộc đầu ngành. Nhưng ở những cuộc họp khác chỉ đơn thuần hành chính nghiệp vụ, không mang những nội dung khoa học gì (họp cộng tác viên, sơ kết, tổng kết công tác, họp phối hợp bàn bạc triển khai công việc…) thì việc giới thiệu dài dòng văn tự, mang tính lễ tân (có khi chiếm hết 15 phút cho việc giới thiệu người tham dự với việc liệt kê đủ mọi “nhãn hiệu” cho từng người) chẳng những gây mất thời gian mà còn thiếu tế nhị. Ví như một giám đốc và một trưởng phòng (trong cùng một cơ quan) đều được mời đến dự, giám đốc chỉ là cử nhân, còn trưởng phòng là tiến sĩ. Trong trường hợp này, giới thiệu rõ “nhãn hiệu” từng người để làm gì, nếu không phải là thừa và không tế nhị?


---------------CÔNG TY LUẬT BẮC VIỆT-------------------------------


HÀ NỘI: Số 86, đường Số 7, Hội Nghị Quốc Gia, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội


Tel: 0422155966 – 04.22158486 Mail : dichvu@bacvietluat.vn


Hotline: 0938188889


Hồ Chí Minh:
Tel:
0918 721 514 - 0958 911 119
Hotline: 01687696666


HẢI PHÒNG:


Hotline : 0168.631.9999


Dịch vụ nhãn hiệu hàng hóa:


Phòng hỗ trợ khách hàng : Phone: 0938188889 – 01686319999


Website : www.nhanhieuhanghoa.vn - www.bvl.vn www.lawvn.net



  • TAG :

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật