Căn cứ vào chức năng cụ thể, có thể chia các nhãn hiệu thành 04 loại: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Một nhãn hiệu “được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” được gọi là nhãn hiệu nổi tiếng.
Quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp Việt Nam muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được cấp thẻ hoạt động (như Bắc Việt Luật ) thực hiện các công việc này. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trong hoạt động thương mại trong suốt thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (kể từ ngày được cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.)
Một nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam thì chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Để được bảo hộ ở một nước ngoài, nhãn hiệu phải được đăng ký hoặc sử dụng ở nước ngoài đó (tùy thuộc vào luật pháp của nước đó quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu.) Để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo nhiều cách: đăng ký trực tiếp ở từng nước, hoặc qua hệ thống đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký, hoặc xin đăng ký tại các nước Châu Âu theo thể thức CTM (Community Trademark) bằng cách nộp một đơn duy nhất cho cơ quan đăng ký của Cộng đồng (OHIM). Nếu đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement. Khác với Madrid, một nhãn hiệu xin đăng ký theo hệ thống CTM, nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, sẽ được bảo hộ ở tất cả các nước thuộc Cộng đồng này (hiện gồm 25 nước). Tuy nhiên, việc từ chối bảo hộ, huỷ bỏ hoặc mất hiệu lực của nhãn hiệu CTM sẽ được áp dụng trong cả Cộng đồng.
Các dịch vụ chính của Bắc Việt Luật trong lĩnh vực nhãn hiệu là:
Ngoài việc tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ, lựa chọn nhãn hiệu mạnh, làm đơn và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Bắc Việt Luật còn thực hiện các công việc này cho các doanh nghiệp Việt Nam
---------------CÔNG TY LUẬT BẮC VIỆT-------------------------------
HÀ NỘI: Số 86, đường Số 7, Hội Nghị Quốc Gia, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0422155966 – 04.22158486 Mail : dichvu@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889
Hồ Chí Minh:
Tel: 0918 721 514 - 0958 911 119
Hotline: 01687696666
HẢI PHÒNG:
Hotline : 0168.631.9999
Dịch vụ nhãn hiệu hàng hóa:
Phòng hỗ trợ khách hàng : Phone: 0938188889 – 01686319999
Website : www.nhanhieuhanghoa.vn - www.bvl.vn – www.lawvn.net