Luật sư tư vấn Ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài.

2.2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã ra nước ngoài (bị đơn), tòa án phân biệt như sau:

a, Nếu có thể liên lạc được với bị đơn ở nước ngoài thông qua thân nhân của họ thì tòa án thông qua thân nhân đó gửi cho bị đơn ở nước ngoài lời khai của nguyên đơn, và yêu cầu họ phúc đáp về tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết ly hôn. Căn cứ vào lời khai và tài liệu nhận được, tòa xét xử theo thủ tục chung.

b, Nếu thực sự không liên hệ được với bị đơn ở nước ngoài thì tòa ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu TAND cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết. Đây là cơ sở để chấm dứt hôn nhân

c, Nếu có căn cứ cho thấy thân nhân của bị đơn biết nhưng không cung cấp địa chỉ, tin tức bị đơn cho tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của tòa (ở phần thứ nhất) thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo. Đã yêu cầu đến lần thứ 2 mà thân nhân của họ vẫn không chịu hợp tác thì tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, tòa án gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định, đồng thời niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của bị đơn, để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

2.2.2. Người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài và việc kết hôn đó đã được công nhận tại Việt Nam. Nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn

- Nếu người nước ngoài đang ở nước ngoài (nguyên đơn) xin ly hôn với người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch và đang cư trú tại Việt Nam, thì tòa án thụ lý giải quyết như sau: Trường hợp nguyên đơn là công dân của nước mà Việt Nam đã ký điệp định tương trợ tư pháp thì áp dụng hiệp định để giải quyết (nếu hiệp định quy định khác với luật trong nước), hoặc áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 để giải quyết (nếu không có quy định khác). Trường hợp nguyên đơn là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp thì áp dụng Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 để giải quyết. Trong cả hai trường hợp trên, việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước đó. Trong trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam thì dù họ đang cư trú tại Việt Nam, tòa án cũng không thụ lý giải quyết. Vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Việt Nam.

2.2.3. Công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài

- Hiện có nhiều trường hợp người nước ngoài sau khi kết hôn với người Việt Nam tại Việt Nam đã trở về nước và không quay trở lại, không liên lạc. Nếu người trong nước xin ly hôn thì tòa án xác minh địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài để liên hệ lấy lời khai. Nếu không liên lạc được và người nước ngoài không liên hệ với vợ hoặc chồng trong nước từ 1 năm trở lên thì tòa coi đó là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ. Vụ kiện xin ly hôn được xét xử vắng mặt bị đơn.

3. Con cái

3.1 Quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác
  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật