Nhãn hiệu nổi tiếng là gì

Nhãn hiệu nổi tiếng là gì

NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG LÀ GÌ?

 
  Theo quy định tại điểm 20, Điều 4 Luật SHTT thì NHNT được hiểu như sau:“NHNT là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi  trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Định nghĩa này đã đưa ra phạm vi nổi tiếng, có nghĩa là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là nếu một nhãn hiệu  rất nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên nếu người tiêu dùng Viêt Nam không biết đến, thì nhãn hiệu này chưa được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 75 Luật SHTT đưa ra các tiêu chí để xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn  hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu nổi tiếng

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng;

Việc xác lập quyền đối với NHNT theo quy định trên, chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:

- Thứ nhất: Có hai cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án và Cục SHTT.

- Thứ hai: Cục SHTT và Toà án sẽ chỉ xem xét và công nhận một NHNT khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể. Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục SHTT thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục Sở SHTT.

- Thứ 3: Yêu cầu xem xét NHNT có thể diễn ra trong các trường hợp sau:

+ Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từchối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh NHNT.

+ Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với NHNT.

+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.

+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • TAG :