Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con.

Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân có yêu cầu thì nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn kê khai hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu thì tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ

Trong trường hợp từ chối Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật

- Nộp lệ phí và nhận kết quả tại bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Giấy tờ là căn cứ để ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận

h) Lệ phí: 50.000 đồng

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc: khai sinh; kết hôn, nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch

Việc công nhận kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định cũng được ghi vào sổ hộ tịch.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch
  • TAG :