Nhân viên và các nhân phẩm cần biết

  • Bài viết
  • 07 tháng 4, 2012
  • 460 lượt xem
  • 0 bình luận

7 cách thúc đẩy nhân viên


Dù là nhân viên bán thời gian hay chính thức, những người có tính rề rà và thiếu sinh động có thể là nguyên nhân suy sụp của nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ. Làm thế nào để bạn thúc đẩy họ tích cực hơn nhằm hoàn thành mục tiêu của công ty?









Tuyển dụng đúng cách


Bạn hãy chọn các nhân viên tích cực và tuyển dụng đúng người cho công việc. Một số chủ cơ sở kinh doanh thích chọn người quen biết hoặc hàng xóm chỉ vì họ không muốn mất công sàng lọc ứng cử viên qua một chồng hồ sơ xin việc dày cộm.


Thay vì vậy, bạn hãy lựa chọn kỹ càng các ứng cử viên. Sau đó hãy tuyển dụng người có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc và quan trọng hơn là phù hợp với nếp sinh hoạt và văn hóa của công ty.


Thông báo mục tiêu hoạt động rõ ràng


Liệu nhân viên của bạn có nắm vững các định hướng và ưu tiên cao nhất của công ty cũng như những gì cần phải thực hiện đúng thời hạn? Nếu họ không hiểu được điều này thì đây là nguyên nhân chính làm giảm tính tích cực của họ.


Do đó, bạn cần giải thích rõ ràng cho họ hiểu mục tiêu và yêu cầu của công việc.


Đích thân thị sát


Một doanh nhân thành công với dây chuyền bán đồ ngũ kim ở miền Nam bang California, Mỹ có lần đã chia sẻ rằng ông thường xuất hiện ở các cửa hàng của mình mà không theo giờ giấc nhất định nào cả.


Năng suất nhân viên của vị doanh nhân này luôn ở mức cao vì họ không biết trước được khi nào sếp của họ xuất hiện. Ông tiết lộ bí quyết của mình: “Nhân viên của bạn sẽ làm việc tốt khi có sự giám sát. Họ không làm theo những gì bạn mong đợi”.


Chia sẻ các vấn đề tài chính
Một số doanh nhân chủ trương chính sách “mở ngỏ” tại công ty mình. Nơi đó, họ chia sẻ khoản thu nhập, mức chi tiêu và những con số tài chính khác với nhân viên.

Sự minh bạch này có thể mang đến thành công lớn vì nhân viên cảm thấy mình được tin cậy nên mới được cho biết những thông tin riêng tư và hiểu rõ công việc kinh doanh thật sự cần những gì để phát triển.


Chủ trương này khiến chương trình chia sẻ lợi nhuận của cơ sở hoạt động tốt vì nhân viên biết được chính xác những gì công ty phải làm để đạt được mục tiêu lợi nhuận.


Khích lệ cho đúng
Chương trình khích lệ nhân viên có thể phản tác dụng nếu như đó là cách để khuyến dụ nhân viên thực hiện những gì khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc cho rằng không dễ dàng đạt được.

Bạn hãy đặt ra những tiêu chuẩn mang tính thực tế, đồng thời bảo đảm chúng rõ ràng và có thể lôi kéo được nhân viên mà không làm họ thờ ơ và kém năng động.


Xây dựng niềm tin
Thông thường, nhân viên chỉ thực hiện những gì sếp của họ tin tưởng. Để tăng mức độ tin tưởng, bạn hãy thành thật nhìn nhận sai lầm của chính mình, tỏ ra cho nhân viên thấy sự thông cảm của mình đối với họ và phải thấu hiểu những khó khăn của họ để đạt được mục tiêu bạn đặt ra.

Thay vì tuyên bố suông, bạn hãy lắng nghe và đề nghị nhân viên tham gia đưa ra quyết định.


Đối xử bằng tình người
Bạn có thấu hiểu nguyện vọng cá nhân của nhân viên mình không? Nếu không, bạn cần tìm hiểu, xem xét ước vọng riêng tư của nhân viên để có thể khuyến khích kịp thời nhằm giúp họ làm việc tốt hơn.
----------------------------------------

8 phẩm chất của một nhân viên tuyệt vời


Nhân viên tốt là người đáng tin cậy, chủ động, siêng năng, là nhà lãnh đạo và là cấp dưới tuyệt vời... Họ có một loạt các phẩm chất dễ dàng xác định nhưng rất khó tìm thấy ở số đông.Một nhân viên tuyệt vời, ngoài những phẩm chất của một nhân viên tốt còn là một người tiên phong và có tác động rất lớn đến hiệu quả của toàn công ty. Họ ở đâu? Tám phẩm chất sau đây sẽ giúp các nhà lãnh đạo phát hiện ra “nhân vật” đặc biệt này.


Không ngại làm bất cứ nhiệm vụ nào








Nếu có một dự án gặp khó khăn, nhân viên tuyệt vời sẽ cùng tham gia giải quyết ngay cả khi đó không phải là công việc của họ.

Công ty càng nhỏ thì sự chủ động của nhân viên càng đóng vai trò qua trọng. Phẩm chất cần có là thích ứng nhanh với những thay đổi và mọi nhân viên, dù ở vị trí nào cũng phải nỗ lực hết mình để hoàn thành các công việc chung.


Nếu có một dự án gặp khó khăn, nhân viên tuyệt vời sẽ cùng tham gia giải quyết, ngay cả khi đó không phải là công việc của họ.


Có một chút lập dị


Các nhân viên tuyệt vời là thường có một chút khác biệt nếu không muốn nói là… khác thường. Đôi khi họ trở nên quá phấn khích, nhiệt tình, lúc khác lại có vẻ thờ ơ. Phong cách sống, cách nghĩ của họ có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng theo một cách tích cực.


Tính cách bất thường sẽ mang đến cho môi trường làm việc sự hứng khởi và mới mẻ, thay đổi một nhóm làm việc lặng lẽ bằng một đội hào hứng và sôi nổi.


Những người “khác thường” cũng là những người có thói quen phá bỏ những ranh giới, thách thức hiện tại và trong đầu họ luôn luôn có những ý tưởng tuyệt vời nhất.


Nhưng luôn biết khi nào phải nghiêm túc


Khi một thách thức lớn nảy sinh hay một tình huống căng thẳng, nhân viên tuyệt vời sẽ thể hiện cá tính của mình và ngay lập tức thích nghi với nhóm làm việc.


Nhân viên tuyệt vời “làm hết sức, chơi hết mình”, biết khi nào cần nghiêm túc, điều gì là bất kính và điều gì phù hợp, khi nào cần thách thức và khi nào cần “chơi theo luật”.


Luôn khen ngợi người khác trước đám đông


Lời khen ngợi từ sếp làm nhân viên cảm thấy vui vẻ. Lời khen ngợi từ bạn bè khiến bất cứ ai cũng cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Nhân viên tuyệt vời nhận ra những đóng góp của người khác, đặc biệt là trong khi làm việc nhóm, lời nói của họ có tác động tích cực đến hầu hết mọi người.


Và xử lý những vấn đề nhạy cảm một cách khéo léo


Bất kỳ lãnh đạo nào cũng muốn nhân viên mình giải quyết các vấn đề trước tập thể, nhưng một số vấn đề chỉ được xử lý tốt hơn với tư cách cá nhân. Nhân viên tuyệt vời thường được tin tưởng giao cho việc quyết định các vấn đề gây tranh cãi trong nhóm, bởi vì hiệu quả làm việc cao cho phép họ có những quyền tự do nhất định.


Nhân viên tuyệt vời sẽ đến gặp sếp trước hoặc sau một cuộc họp để thảo luận về một vấn đề nhạy cảm, vì biết chắc rằng khi mang nó ra tập thể sẽ tạo ra một cơn bão lửa và những xung đột khó dung hòa.


Phát biểu khi những người khác im lặng


Một số nhân viên luôn do dự khi muốn phát biểu ý kiến trong các cuộc họp. Một số thậm chí còn chưa bao giờ có ý định nói.


Một nhân viên nọ có lần hỏi sếp anh ta về dự định sa thải nhân viên. Sau cuộc họp sếp nói với anh ta: "Tại sao anh hỏi về chuyện này? Ai cũng đoán được mà, riêng anh thì lại biết rất rõ". Anh nhân viên trả lời: "Tôi biết chuyện này nhưng rất nhiều người khác không biết, và họ ngại không dám hỏi. Tôi nghĩ rằng, họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu nghe được câu trả lời chính thức từ ông”.


Làm việc vì mục tiêu to lớn


Động lực mạnh mẽ của bản thân khiến họ không chấp nhận những định kiến của người khác về bản thân. Họ sẽ luôn cố gắng chứng minh bản thân, nỗ lực làm việc vì những mục đích, mà người khác khó đoán được. Nền tảng giáo dục, sự thông minh, tài năng và kỹ năng giúp họ thành công, nhưng động lực với họ còn quan trọng hơn.


Động lực của nhân viên tuyệt vời là một cái gì đó sâu sắc hơn, lớn hơn động cơ cá nhân hay mong muốn hoàn thành tốt công việc.


Các nhân viên tuyệt vời có một sự nhạy cảm bẩm sinh với các vấn đề và mối quan tâm của những người xung quanh, và luôn bước lên trước khi những người khác ngần ngại.


Luôn luôn vận động


Họ hiếm khi hài lòng với hiện tại (theo nghĩa tốt) và liên tục mày mò một điều gì đó mới mẻ hơn. Nhân viên tốt luôn tuân theo quy trình. Nhân viên tuyệt vời tìm cách làm cho mọi quy trình làm việc trở nên tốt hơn.

  • TAG :