Nhãn hiệu nổi tiếng và tiêu chí chưa hoàn thiện

Nhãn hiệu nổi tiếng và tiêu chí chưa hoàn thiện

 Hoàn thiện hệ thống xác định các tiêu chí nhãn hiệu nổi tiếng Và tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.4 thg 3, 2022

Theo đó, pháp luật cần sắp xếp lại cấu trúc của các tiêu chí, đưa ra những sự hướng dẫn và giải thích cụ thể, chi tiết hơn về nội dung của từng tiêu chí, cũng như cách thức, và nguyên tắc áp dụng các tiêu chí, cụ thể như:

Thứ nhất, cần sắp xếp lại các tiêu chí theo Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ một cách hợp lý hơn. Cấu trúc sắp xếp đó có thể theo trật tự: Tiêu chí nào quan trọng, bắt buộc thì đưa lên hàng đầu, nhóm các tiêu chí mang tính bổ trợ, ít quan trọng để xác định NHNT thì đưa phía dưới. Ngoài ra theo chúng tôi, Khoản 1 Điều 75 cần tách thành 2 tiêu chí: Tiêu chí về “doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu”, và tiêu chí về “số lượng hàng hóa đã bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp”.

Pháp luật cũng cần sắp xếp, thay đổi, bổ sung  các yếu tố xác định NHNT theo quy định tại Mục 5, Điều 42 về “ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng” của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ. Sự sắp xếp các yếu tố này theo hướng phải phù hợp, logic với trật tự sắp xếp theo Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, pháp luật cần làm rõ nội dung từng tiêu chí và xây dựng nguyên tắc áp dụng của từng tiêu chí xác định NHNT, xem xét nó trong mối liên hệ tổng thể với hệ thống các tiêu chí xác định Nhãn hiệu nổi tiếng

  • TAG :