Tư vấn thành lập trung tâm đào tạo

Tư vấn thành lập trung tâm đào tạo


Bắc Việt Luật là công ty chuyên nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn luật. Bắc Việt Luật chuyên tư vấn thủ tục thành lập Trung tâm Trung tâm đào tạo, cung cấp hồ sơ xin thành lập Trung tâm Trung tâm đào tạo, đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính. Bằng uy tín và mối quan hệ của mình, Bắc Việt Luật cam kết đặt hiệu quả lên hàng đầu, “hẹn sao làm vậy” với tôn chỉ tôn trọng tuyệt đối thời gian và tiền bạc của khách hàng.


Dịch vụ thành lập Trung tâm đào tạo của Bắc Việt Luật cụ thể bao gồm:
I. HỒ SƠ THÀNH LẬP TRUNG TÂM ĐÀO TẠO GỒM:

1. Đơn đề nghị của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với Trung tâm đào tạo (Bắc Việt Luật soạn thảo ).

2. Đề án thành lập Trung tâm đào tạo (Bắc Việt Luật soạn thảo ). .

3. Bản dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo đáp ứng quy mô, trình độ Trung tâm dự kiến đào tạo

4. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng ( theo quy định Bắc Việt Luật cung cấp )

5. Dự thảo Điều lệ của Trung tâm ( Bắc Việt Luật soạn thảo)

6. Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về cấp, cho thuê hoặc quyền sử dụng đất để xây dựng Trung tâm hoặc hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai (tối thiểu là 5 năm).

7. Văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trung tâm đào tạo đảm bảo đầu tư và hoạt động của Trung tâm.

8. Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập Trung tâm (Bắc Việt Luật soạn thảo )

9. Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn thành lập Trung tâm (Bắc Việt Luật soạn thảo)

10. Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập Trung tâm (Bắc Việt Luật soạn
thảo )

11. Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị của trung tâm (Bắc Việt Luật soạn thảo )
II. CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP TRUNG TÂM ĐÀO TẠO:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới Trung tâm Trung tâm đào tạo của Bộ, Tổ chức chính trị – xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Quy mô đào tạo tối thiểu 100 học sinh

3. Số nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3 nghề.

4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 3, Điều 58 của Luật Dạy nghề, trong đó:

a) Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;

b) Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 50% và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.

5. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

a) Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trung tâm dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

- Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000m2 đối với khu vực đô thị, 30.000m2 đối với khu vực ngoài khác;

- Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗhọc, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 – 6 m2/chỗ thực hành;

- Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

- Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

- Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ giáo viên và học tập của học sinh;

- Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;

- Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong Trung tâm.

b) Thiết bị dạy và học nghề:

Thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với quy mô, trình độ của từng nghề đào tạo theo quy định.

6. Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của Trung tâm Trung tâm đào tạo. Vốn pháp định thành lập Trung tâm Trung tâm đào tạo là 10 tỷ đồng Việt Nam.

7. Chương trình, giáo trình dạy nghề:

a) Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

b) Có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập cho các chương trình dạy nghề của Trung tâm.

 

  • TAG :