Phân biệt “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu”?


Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, các nhãn hiệu và tên thương mại (một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt) ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh



.




Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với nhãn hiệu, tên thương mại là để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế. Trong đó, cơ quan Hải quan là lực lượng chủ trì quan trọng nhằm thực thi quyền SHTT tại biên giới.

Hiện nay, ở nước ta có quan nhiều điểm khác nhau về việc sử dụng thuật ngữ “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu”.




Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu” được hiểu đồng nhất với nhau, có nội dung như nhau và được sử dụng trong những hoàn cảnh như nhau.

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu” là hai thuật ngữ khác biệt và chúng có khả năng phân biệt được với nhau.




Vì vậy, để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu”, tôi đưa ra các điểm khác nhau giữa hai thuật ngữ nêu trên.

Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.

Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.




Tên thương mại giống với nhãn hiệu ở chỗ chúng thực hiện chức năng phân biệt. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cho các chủ thể khác nhau cung cấp thì chức năng của tên thương mại là nhằm phân biệt, cá thể hoá chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Việc phân biệt chủ thể kinh doanh chỉ được đặt ra khi trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh có nhiều chủ thể kinh doanh hoạt động. Như vậy, tên thương mại là tên gọi, còn nhãn hiệu là dấu hiệu.




Một doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của của doanh nghiệp khác (Ví dụ: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Nông Sản Xuất khẩu Sài Gòn có các sản phẩm sau: thủy sản chế biến, các sản phẩm trái cây nhiệt đới đông lạnh và thực phẩm khô) nhưng chỉ có thể sử dụng một tên thương mại.




Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm được và một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể có tên đối nội và đối ngoại). Ví dụ: Ngân hàng Công thương Việt Nam, (Viết tắt: VIETINBANK); VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND TRADE. Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Ví dụ: FAHADO, LACTACYD cùng là thuốc nhưng FAHADO là sản phẩm thuốc của Công ty Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm thuốc của Công ty liên doanh dược phẩm SANOFI Việt Nam.



Phạm vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo một khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (phạm vi bảo hộ nhãn hiệu là trên phạm vi toàn quốc, phạm vi bảo hộ của tên thương mại lại chỉ giới hạn trên phạm vi địa phương) nhưng trong một số trường hợp sẽ là tương đương như nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại sẽ chỉ được bảo hộ trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác định là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”.




Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký (khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp), còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định.

Qua đây, ở một mức độ nhất định, chúng ta có thể phân biệt được Tên thương mạiNhãn hiệu.



---------------CÔNG TY LUẬT BẮC VIỆT-------------------------------


HÀ NỘI: Số 86, đường Số 7, Hội Nghị Quốc Gia, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội


Tel: 0422155966 – 04.22158486 Mail : dichvu@bacvietluat.vn


Hotline: 0938188889


Hồ Chí Minh:
Tel:
0918 721 514 - 0958 911 119
Hotline: 01687696666


HẢI PHÒNG:


Hotline : 0168.631.9999


Dịch vụ nhãn hiệu hàng hóa:


Phòng hỗ trợ khách hàng : Phone: 0938188889 – 01686319999


Website : www.nhanhieuhanghoa.vn - www.bvl.vn www.lawvn.net


 




  • TAG :

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật