IBM – nơi làm việc của những người chịu suy nghĩ

v:* {behavior:url(#default#VML);} o:* {behavior:url(#default#VML);} w:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;}

Thomas Watson- cha tin rằng thị trường máy tính thế giới khó có thể vượt con số 5 chiếc. Tuy nhiên, chính công ty của ông dưới sự lãnh đạo của Thomas Watson- con đã cho ra đời chiếc máy tính cá nhân đầu tiên, và năm 1981 đã có 250 ngàn chiếc máy tính được bán ra trong vòng một tháng.



Con người quan trọng hơn lợi nhuận

Năm 1914, Thomas Watson-cha được chọn làm giám đốc của hãng máy tính mà 10 năm sau đó được đổi tên thành International Business Machines. Ngay trong ngày đầu tiên, ông đã cho treo khắp mọi nơi trong tòa nhà công ty những tấm bảng nhỏ với duy nhất một từ Think” (Hãy suy nghĩ). Khẩu hiệu của IBM tương lai trở thành phương châm hành động thiêng liêng cho các nhân viên, bởi nó luôn nhắc nhở mọi người rằng công ty trước tiên mong chờ ở họ tinh thần làm việc sáng tạo và những nỗ lực trí tuệ không ngừng, còn việc thực thi mệnh lệnh chỉ được xếp ở vị trí thứ hai.

Với lòng kiên trì và nhiệt tình hiếm có, giám đốc mới của công ty đã tập cho tất cả nhân viên, từ lãnh đạo cấp cao đến người quét dọn làm việc bán thời gian, thói quen trung thành đối với tập đoàn. Để đạt được điều này, trái hẳn với thực tế lúc đó ở Hoa Kỳ, ông đã không sa thải bất kỳ một nhân viên nào cả. Ngoài ra, công ty thường xuyên tổ chức các đội thể thao, những cuộc du lịch dã ngoại, tổ chức mừng sinh nhật cho nhân viênvà nhiều hoạt động chưa từng được biết đến trước đó. Watson luôn cố gắng thể hiện rằng điều quan trọng đối với công ty không phải là lợi nhuận, mà chính là các nhân viên. “Nếu anh có thể giữ con người ở lại và làm cho họ tin rằng tương lai công ty nằm trong tay họ, thì lợi nhuận cũng sẽ không mất đi đâu cả”. Trong cuốn tự truyện của mình mang tênFather, son and company” (Cha, con và công ty), Watson-con đã viết: “Cha tôi biết rằng cách tốt nhất để giữ nhân viên ở lại với mình là nhen nhóm và phát triển trong con người họ lòng tự tôn”.

Xuất phát từ quan điểm đó, công ty luôn tạo ra cho nhân viên tâm lý là anh ta không phải là một nhân viên tầm thường, anh ta là người tài năng, được đào tạo bài bản và chính vì vậy nên anh ta được nhận vào làm việc tại công ty. Để nhân viên thêm tin tưởng vào công ty, Watson-cha thường xuyên tổ chức những “Ngày hội mở cửa” cho phép bất cứ nhân viên nào nếu đang gặp phải vướng mắc đều có thể đến gặp lãnh đạo các cấp, kể cả chủ tịch công ty, để bày tỏ. Những cuộc tiếp xúc như vậy không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề nhân viên đưa ra, nhưng bù lại, nhân viên ngày càng tin tưởng rằng họ thực sự là thành viên của tập thể.

Ngay cả vào những năm đen tối của nền kinh tế Hoa Kỳ trong cuộc đại khủng hoảng, công ty dưới sự lãnh đạo của Watson-cha không chỉ nghĩ đến lợi nhuận, mà luôn tìm mọi cách để giữ chân nhân viên ở lại với mình. IBM là một trong những công ty đầu tiên ở Hoa Kỳ áp dụng hệ thống bảo hiểm suốt đời và nghỉ phép có lương.

Công viên máy tính kỷ Jura

“Tôi nghĩ rằng, thị trường máy tính thế giới khó có thể vượt quá 5 chiếc”, Watson-cha đã khẳng định chắc chắn như vậy khi thấy những chiếc máy tính đầu tiên rất cồng kềnh, tiêu tốn nhiều điện năng và hay hỏng hóc. Tuy nhiên, tình hình đã trở nên lạc quan hơn chỉ vài năm sau đó.

IBM liên tục phát triển với những phát minh mới trong lĩnh vực điện tử. Bắt đầu bằng việc chế tạo thiết bị sản xuất và đọc các phiếu đục lỗ, IBM chuyển dần sang chế tạo máy chữ, sau đó là máy tính điện cơ và vào những năm 1950 là máy vi tính. Lúc này, số lượng nhân viên của hãng đã là hơn 40 ngàn người, còn các nhà máy và chi nhánh của hãng được mở ra ở khắp Châu Âu, Châu Á và Nam Phi.

Năm 1956, Watson-cha nhường ngôi vị chủ tịch hãng IBM cho người con trai 40 tuổi của mình.

Watson-con là người đầu tiên quan tâm đến việc đào tạo chuyên gia vi tính và ông đã chọn Trường công nghệ Massachuset danh tiếng. Hãng đã biếu tặng nhà trường một máy vi tính được bán trên thị trường lúc đó với giá hàng triệu USD, đồng thời hỗ trợ tài chính trong việc khai thác chiếc máy này. Bù lại sau 5 năm, IBM đã nhận được đội ngũ hàng chục kỹ sư được đào tạo bài bản.

Những chiếc máy tính đầu tiên do IBM sản xuất sử dụng bóng đèn dây tóc, nhưng chỉ đến cuối những năm 1950, bóng đèn dây tóc được thay thế bằng bóng điện tử. Tiếp sau đó, hãng cho ra đời chiếc đĩa cứng đầu tiên, tạo ra những kiểu máy tương thích có thể thay thế bằng các chi tiết cải tiến, các thiết bị ngoại biên, chuyển sang sơ đồ tích phân và hệ thống xử lý…

 

Ý kiến của khách hàng quan trọng hơn ý kiến của cấp trên

Trong cuốn sách “The Discipline of Market Leaders” (Nguyên tắc của các công ty hàng đầu thị trường), tác giả người Mỹ Michael Treacy cho rằng các công ty hàng đầu có thể lựa chọn các giải pháp, hoặc là cung cấp sản phẩm với giá thấp, hoặc là sản phẩm tốt nhất, hoặc là sản phẩm thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng. IBM chọn phương án thứ 3 và điều này đã sớm ấn định thành công của công ty cho hàng chục năm sau. Ban lãnh đạo tin vào nguyên tắc mà nhiều nhà lãnh đạo hiện nay cho là không thực tế: đó là nhân viên không chỉ tuân theo lời cấp trên, mà còn phải lắng nghe và thực hiện theo ý kiến của khách hàng. Và nhân viên phải làm tất cả để thỏa mãn khách hàng, chứ không phải lãnh đạo của mình.

Chủ tịch IBM đã làm phong phú thêm kho từ điển các khẩu hiệu của các tập đoàn lớn bằng nguyên tắc “Thành công của khách hàng chính là thành công của chúng ta”. Ngày nay, câu nói trở thành hiển nhiên đối với các nhà sản xuất máy tính đến nỗi người ta thậm chí quên mất rằng những lời có cánh này có tác giả.

“Vụ việc cá nhân”

Đầu những năm 1970 Big Blue (tên gọi thế giới dành cho IBM) đã có vị trí vững chắc trên thị trường máy tính. Những chiếc máy tính IBM là loại thiết bị không thể thiếu trong các trung tâm khoa học và các xí nghiệp công nghiệp, chúng phục vụ cho quốc phòng cả trên mặt đất, dưới nước và trên không. ..

Nhưng đến cuối những năm 1970, công việc kinh doanh của hãng bị lớp mây đen che phủ. Đối thủ cạnh tranh không dám công khai khiêu chiến với IBM nên dựa vào luật chống độc quyền để tăng cường sức ép đối với công ty. Lãnh đạo của hãng hiểu rất rõ là sớm hay muộn thì công ty cũng sẽ phải có những biện pháp kiểm soát hiệu quả chống lại những lời buộc tội về độc quyền.

Nhiệm vụ lúc này thực sự nan giải: một mặt, hãng phải tạo ra thị trường cho các đối thủ cạnh tranh, mặt khác vẫn duy trì cho IBM cơ hội tạo ra sản phẩm mới. Nhóm 12 nhân viên sáng tạo do William Louis đứng đầu suy nghĩ suốt một năm, để rồi cuối cùng khẩu hiệu của Watson-cha làm họ bừng tỉnh. “Hãy suy nghĩ”. Họ suy nghĩ, suy nghĩ và đã nghĩ ra. Kết quả của những nỗ lực trí tuệ được giới thiệu ngày 17 tháng 8 năm 1981- đó là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới IBM 5150 Personal Computer (viết tắt là IBM PC).

Một chi tiết thể hiện quy mô của cuộc cách mạng công nghệ do IBM khởi xướng là tên gọi của một mẫu máy tính cụ thể chỉ sau vài năm đã biến thành danh từ chung. Trên thế giới ra đời thuật ngữ máy tính cá nhân (PC), còn đối với đại bộ phận người sử dụng thì chữ viết tắt này luôn gắn liền với một từ viết tắt khác là IBM.

Kết thúc độc quyền

Chiếc máy tính cá nhân đầu tiên bao gồm một thiết bị tính toán, màn hình trắng đen và một bàn phím rời. Hệ thống này được cấu tạo từ bộ vi xử lý của một công ty còn ít nổi tiếng lúc bấy giờ là Intel, hệ điều hành DOS 1.0 của Microsoft, cũng chưa ai biết đến khi đó, và một bảng hệ thống với các chi tiết cho phép đưa vào máy tính những thiết bị bổ sung. Tất cả cùng nhau tạo ra một niệm được gọi là “kiến trúc mở”. Khái niệm đó phá vỡ thế độc quyền của IBM. Tuy nhiên công ty đã rất ngạc nhiên khi những người mua máy tính cá nhân, dù của một nhà sản xuất khác, đều quan tâm đầu tiên đến việc mẫu này có tương thích với PC IBM hay không. IBM nhờ vậy không bị tổn hại.

Tuy nhiên sau đó công ty phải trải qua giai đoạn suy thoái không thể kiểm soát được của PC IBM trong cuộc chiến ngang sức ngang tài với Apple và các máy tính Macintosh của nó. Đây cũng là thời kỳ cất cánh chưa từng thấy của các nhà sản xuất thiết bị xử lý và chương trình phần mềm.

Nhưng cho dù thế nào, Big Blue vẫn tiếp tục giữ vị trí tiên phong khi mở ra những thị trường mới và tăng cường nghiên cứu khoa học. Mọi người trong công ty không quên lời kêu gọi của người sáng lập “Hãy suy nghĩ”. Điều đó đã mang lại những thành quả tốt đẹp khi năm 1986, hai nhân viên Trung tâm khoa học Zurich trực thuộc IBM là Gerd Binnig và Heinrich Rohrer được trao giải thưởng Nobel vật lý nhờ công trình tạo ra kính hiển vi quét mạch, và sau một năm, các đồng nghiệp của họ cũng nhận được giải thưởng vinh dự này nhờ sáng chế ra các nguyên liệu chịu nhiệt siêu dẫn.

Năm 1992, IBM tung ra phiên bản mới của máy tính xách tay ThinkPad và lập tức nhận được hơn 1000 giải thưởng về thiết kế mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Đó là chiếc máy tính xách tay đầu tiên được đưa vào vũ trụ cùng với phi hành đoàn Endevour. Còn vào năm 1997, máy tính RS/6000 SP do IBM sản xuất, được biết đến với cái tên Deep Blue, đã đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới lúc bấy giờ là Gary Casparov.

Theo số liệu công bố năm 2005, IBM đứng thứ 23 trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới và dẫn đầu trong số các nhà sản xuất thiết bị phần cứng máy tính.

(Dịch từ Mybiz)

(Theo BWPORTAL) www.idv.com.vn

 

  • TAG :

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật